Sơn tĩnh điện đang là công nghệ phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Có màu sắc đa dạng, giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn và đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng khi sử dụng.
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện là công nghệ tạo màu cho thanh nhôm bằng hạt bột khô, bám lên bề mặt thanh nhôm và được tác động bằng lực tĩnh điện. Đây là phương pháp được nhiều nhà máy sử dụng vì tính thẩm mỹ, chất lượng, phù hợp với thị hiếu của nhiều công trình xây dựng.
Trong quá trình sơn, bột sơn tĩnh điện được tích điện dương, bề mặt kim loại được tích điện âm. Vì vậy, lớp sơn mang lại chất lượng luôn đồng đều và gắn chặt với bề mặt.
Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:
- Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt, thép, nhôm, inox,…
- Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): ứng dụng để sơn các sản phẩm nhựa gỗ,…
Công nghệ sơn tĩnh điện khô được thực hiện bằng hệ thống phun bột trong buồng phun, có hiệu suất cao hơn so với phun sơn dung môi hoặc sơn nước được sử dụng rộng rãi hiện nay. Sau khi phun, lượng bột không bám vào chi tiết sản phẩm có thể thu hồi và tái sử dụng đến hơn 90%.
Công nghệ sơn tĩnh điện khô đạt được độ bao phủ lớn hơn, vì bột có thể phủ lên tất cả các góc cạnh và bề mặt của chi tiết không trực diện với súng phun.
Nguyên lý sơn tĩnh điện
Thanh nhôm sử dụng để sơn tĩnh điện là nhôm thô, chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý bề mặt nào. Quá trình phun sơn được thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau. Tại nhà máy, thanh nhôm được xếp chồng lên nhau, tạo ra một khoảng trống để thanh nhôm rửa sạch những tạp chất còn sót lại.
Công đoạn 1: Thanh nhôm được đưa vào bồn nước, có hóa chất, bằng hệ thống máy móc tự động, để tẩy chất dầu và vết dơ trên bề mặt thanh nhôm
Công đoạn 2: Nhúng Crom để tạo độ bám dính cho thanh nhôm khi phun sơn tĩnh điện
Công đoạn 3: Làm khô về mặt nhôm bằng hệ thống hơi nước
Công đoạn 4: Phun sơn dưới lực hút tĩnh điện, lúc này hạt sơn mang điện tích dương và nhanh nhôm mang điện tích âm. Dưới tác động của lực tĩnh điện, hạt sơn bám lên trên bề mặt của thanh nhôm, tạo nên sự chắc chắn.
Công đoạn 5: Sấy ở nhiệt độ khoảng từ 85 độ C đến 200 độ C, đây là công đoạn cuối cùng nhưng quan trọng nhất để làm nóng chảy hạt sơn, bám đều bề mặt thanh nhôm tạo màu.
Ưu điểm của nhôm sơn tĩnh điện
- Giúp tiết kiệm chi phí, do bột sơn có thể tái sử dụng được nhiều lần, mang lại hiệu quả kinh tế cao
- Bề mặt nhôm khi sơn tĩnh điện ít chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài, bị ăn mòn bởi oxi, bảo vệ bề mặt kim loại chắc chắn, bền vững hơn.
- Màu sắc đa dạng, phong phú để đáp ứng những tiêu chí về màu sắc các công trình kiến trúc hiện nay.
- Sơn tĩnh điện không chứa chất gây ung thư
Cửa nhôm sơn tĩnh điện có bền không?
Sơn tĩnh điện không giống với những loại sơn nước bình thường khác, hạt bột sơn nếu không dám dính vào bề mặt thanh nhôm có thể sử dụng lên đến hơn 90%. Chính vì thế, giá thành của những loại này thường sẽ rẻ hơn so với những loại sơn nước có trên thị trường.
Độ bám của sơn tĩnh điện rất cao, bao phủ khoảng 70% bề mặt, sau khi được gia nhiệt, tỉ lệ phần trăm bao phủ có thể sẽ lớn hơn nhiều, mang đến giá trị thẩm mỹ riêng cho công trình.
Tạo màu bằng phương pháp sơn tĩnh điện nên thời gian bền màu của sơn tĩnh điện lâu hơn so với sơn thông thường 30 năm.
Khả năng chống sự ăn mòn của thời tiết, trầy xước do ngoại lực trong suốt quá trình sử dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm và thời gian sử dụng được lâu hơn.
Nhôm sơn tĩnh điện được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp hàng hải, dân dụng, xây dựng,…
Sự cạnh tranh của thị trường đòi hỏi sản phẩm sơn tĩnh điện phải được nâng cấp nhanh chóng để mang lại giá trị trải nghiệm tốt nhất đến người tiêu dùng.