Cửa nhôm được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay và đang dần thay thế những vật liệu khác. Nhôm nhẹ hơn sắt, chắc chắn hơn nhựa, bền hơn gỗ, kinh tế hơn đồng nên ngày càng trở nên thông dụng trong ngành xây dựng.
Từ những năm 1890 nhôm đã được ứng dụng trong đời sống hàng ngày, chế tác thành những đồ gia dụng như chén, đũa, nồi…đảm bảo chất lượng và giá trị hương vị cho món ăn.
Từ quá khứ khan hiếm cho đến thời kỳ nhôm được sử dụng rộng rãi
Trước năm 1885, khi phương pháp tách nhôm ra khỏi quặng boxit chưa được phát triển, nhôm là một kim loại quý hơn cả bạc và vàng, chính vì thế chỉ có một lượng nhỏ nhôm được sản xuất ra mỗi năm. Tại thời điểm đó, chỉ những người có địa vị, giàu có và chức tước cao trong xã hội mới có cơ hội sở hữu riêng cho mình những sản phẩm được làm từ nhôm. Tương truyền, vị tổng thống của Pháp thời bấy giờ Napoleon III, chỉ dùng dụng cụ ăn uống bằng nhôm để tiếp đón các vị khác quan trọng nhất; Vua của Đan Mạch có chiếc vương miện được làm từ nhôm thay cho vàng và đá quý như những vị vua khác cùng thời; Để thể hiện đẳng cấp và sự giàu có, các quý bà thuộc tầng lớp quý tộc ở Paris thường sẽ đeo trang sức và sử dụng ống nhòm bằng nhôm như một vật không thể thiếu khi gặp gỡ.
Tuy nhiên, sự khan hiếm đó dừng lại cho đến khi phương pháp điện phân để tách nhôm ra khỏi hợp chất, được cấp bằng sáng chế vào năm 1886, và cũng chính từ thời khắc này, một trang mới của lịch sử đã mở ra – một tương lai mới cho ngành công nghiệp khai thác và sản xuất nhôm cuối thế kỷ 19. Cho đến hiện nay, quy trình của Charles Martin Hall vẫn còn được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Trước khi chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, Đức được xem như là quốc gia có sản lượng nhôm cao nhất thế giới, nhưng thời gian dẫn đầu không quá lâu cho đến khi Hoa Kỳ vượt lên và trở thành quốc gia có nền sản xuất nhôm lớn nhất thế giới.
Kể từ những dấu mốc thời gian đó, nhôm dần khẳng định được vị thế của mình và được sử dụng trong xây dựng từ năm 1931 với tòa nhà chọc trời Empire State New York.
Năm 1952, nhà kính đầu tiên được xây dựng trong Vườn Bách Thảo Hoàng Gia ở Kew, London là món quà từ chính phủ Úc. Công trình được làm hoàn toàn bằng khung nhôm và hệ thống cửa kính.
Hiện nay, nhôm không còn là kim loại có giá trị so với trong quá khứ, nhưng những gì nhôm mang lại cho chất lượng sản phẩm khi được ứng dụng thì hiếm có kim loại nào ở thời điểm hiện tại có thể thay thế được.
Làm thế nào để tạo nên dấu ấn riêng cho công trình?
Để nói đến quá trình tạo nên những công trình được làm từ nhôm, chúng ta nên bàn đến chuyện làm thế nào để một thanh nhôm thật sự chất lượng, đảm bảo độ chắc chắn, tạo nên dấu ấn riêng biệt của công trình.
Nhôm tùy theo dòng mà có chất lượng khác nhau, các hãng nhôm kính thông thường sẽ tạo nên những hệ nhôm phổ thông và được sử dụng rộng rãi. Ở những phân khúc cao cấp hơn, nhôm được xử lý cẩn thận hơn, vì đó không những là giá trị thương hiệu mà còn là sứ mệnh mà nhà cung cấp nhôm mang đến cho thị trường.
Từ nét phác thảo đầu tiên, profile nhôm được định hướng riêng biệt hoặc theo hướng phổ thông, đa dạng mẫu mã để phù hợp với nhiều công trình khác nhau. Nói đến quá trình nghiên cứu và phát sinh ý tưởng thì sự phát triển của ngành kiến trúc và trang trí nội thất đã đẩy quy trình này diễn ra nhanh hơn và hoàn thiện hơn từng ngày.
Với những đặc tính có sẵn trong tự nhiên khi được khai thác kết hợp cùng công nghệ hiện đại, nhôm kính được sử dụng cho các tòa nhà công trình được cho là điểm tựa vững chắc cho mỗi công trình.
Trung tâm thương mại, villa, biệt phủ, nhà phố và nhiều công trình khác hiện nay đa phần đều sử dụng nhôm để tạo nên nét lôi cuốn riêng. Nhôm đa dạng về màu sắc và mẫu mã, đa phần là màu trung tính như đen, xám, trắng, nâu… nên phù hợp với phong cách thiết kế nội thất và kiến trúc hiện nay.
Ở những phong cách theo dạng cổ điển thì cửa lùa nhôm được xem là lựa chọn tối ưu; Đáp ứng cho những công trình hiện đại thì chủ đầu tư thường chọn cửa mở quay và cửa xếp lùa. Đối với cửa bật/ hất thì việc sử dụng cho những căn chung cư cao tầng hoặc gác xép sẽ tạo nên sự thoải mái, thoáng đãng cho không gian.
Để tạo nên dấu ấn cho mỗi công trình, không thể thiếu bàn tay tài hoa của kiến trúc sư và sự tinh tế của gia chủ trong việc lựa chọn vật liệu. Vậy, lựa chọn vật liệu như thế nào còn phụ thuộc vào sự yêu thích, mong muốn của chính chủ nhân căn nhà.
Cách làm cửa nhôm hệ hiện nay tại các nhà máy
Cửa nhôm có vai trò quan trọng trong việc tạo nên kết cấu hoàn chỉnh cho một ngôi nhà, nắm bắt được vấn đề đó, các nhà sản xuất nhôm và gia công thành phẩm đã đầu tư vào quy trình để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, cung cấp cho thị trường và công trình xây dựng.
Tuy mỗi loại cửa có kích thước khác nhau, phù hợp cho từng phong cách thiết kế, nhưng nhìn chung đều có một quy trình gia công cửa nhất định
Mọi việc bắt đầu từ khi thanh nhôm được xử lý bề mặt và đưa vào bước cắt thanh bằng việc sử dụng máy cắt 2 đầu. Tại công đoạn này, từ thanh nhôm dài (chiều dài trung bình của một thanh nhôm khoảng 6m hoặc từ 4.5 đến 5 mét) sẽ được cắt thành một đoạn nhỏ, phù hợp với kích thước của cửa.
Phay lỗ khóa bằng máy CNC là bước thứ 2 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp đặt phụ kiện ở những bước tiếp theo
Ép góc thanh nhôm đã được cắt thành khung bao và cánh cửa để lắp ráp tại công trình
Lắp phụ kiện (tay nắm, chốt, vấu, gioăng) đảm bảo công năng sử dụng của cửa trở nên linh hoạt, thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng.
Đóng gói và giao hàng là bước cuối cùng giữ cho cửa nhôm an toàn trong suốt quá trình vận chuyển
Hy vọng các bạn có được thông tin hữu ích cho “công cuộc” tìm kiếm nội dung phù hợp cho những thắc mắc của mình.