Xem thêm

    Nhôm là gì? Hiểu rõ về nhôm ứng dụng từ A-Z

    Nhôm có tính ứng dụng cao trong cuộc sống nhờ vào tính chất vật lý, hóa học có sẵn trong tự nhiên, kết hợp cùng các phương pháp xử lý bề mặt và gia công hiện nay tạo nên thanh nhôm, thành phẩm chất lượng đáp ứng tốt trong từng lĩnh vực.

    Việc ứng dụng của nhôm rộng rãi, cũng góp phần giúp cho nhôm trở thành vật liệu thay thế những loại vật liệu truyền thống được sử dụng trước đây.

    Nhôm là gì?

    Nhôm được khai thác trong tự nhiên
    Nhôm được khai thác trong tự nhiên

    Nhôm là một kim loại có trong tự nhiên, được khai thác tại các quặng boxit, có khả năng phản ứng hóa học với nhiều hợp chất khác nhau, là nguyên tố phổ biến thứ 3 sau oxi và silic. Sau khi được khai thác trong tự nhiên, nhôm được sản xuất để tạo thành thanh nhôm định hình hoặc các sản phẩm thông dụng khác.

    Nhôm thanh định hình là thành phẩm sau khi được đùn ép qua khuôn để tạo ra thanh nhôm theo đúng yêu cầu trước khi được gia công.

    Nhôm thanh định hình có tính dẫn nhiệt, dẫn điện cao, có trọng lượng nhẹ và ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. So với những loại kim loại khác như sắt hay đồng thì nhôm được lòng khách hàng và các nhà thầu hơn vì tạo ra được những không gian sang trọng, tinh tế cho những công trình, khó bị ăn mòn bởi axit, xi măng (khi được xử lý bề mặt tốt), chịu được sức ép của gió khi được lắp đặt trên những tòa nhà cao, dễ lắp ghép với những thanh nhôm khác…

    Bên cạnh đó, nhôm thanh định hình có nhiều ưu điểm khác mà nhiều người sử dụng chúng thường hay bỏ qua chúng như thanh nhôm định hình có thời gian sử dụng lâu dài lên đến 50 năm, chịu được lực tốt, chống được tiếng ồn, kín khí nên bảo vệ ngôi nhà và những đồ nội thất trong nhà được tốt hơn

    Các phương pháp xử lý bề mặt nhôm trên thị trường

    Phun sơn tĩnh điện nhôm

    Phun sơn tĩnh điện là công nghệ được nhiều nhà máy áp dụng
    Phun sơn tĩnh điện là công nghệ được nhiều nhà máy áp dụng

    Nhôm sau khi được khai thác từ tự nhiên sẽ được sản xuất và gia công thành những sản phẩm khác nhau, đáp ứng nhu cầu khác nhau. Các sản phẩm nhôm thông thường khi chưa được xử lý sẽ có chất lượng tương đối thấp và không bắt mắt, thế nên các nhà sản xuất đã áp dụng những phương pháp tạo màu và xử lý bề mặt để giúp thanh nhôm trở nên thẩm mỹ, chắc chắn hơn. Sơn tĩnh điện là một trong những công nghệ đó.

    Bột sơn tĩnh điện sử dụng nhựa kết hợp bột màu, phụ gia để tạo màu cho sản phẩm, đây là những chất hóa học hữu cơ nên thường được sử dụng để chế tác những sản phẩm yêu cầu sự đa dạng trong màu sắc. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, nhôm sơn tĩnh điện sẽ bị ảnh hưởng bởi những tác động của thời tiết và môi trường.

    Xi mạ nhôm

    Công nghệ xi mạ nhôm cũng tạo nên sản phẩm có nhiều màu sắc khác nhau, hiện tại được nhiều nhà máy sản xuất và gia công áp dụng. Quy trình bắt đầu bằng việc nhúng thanh nhôm vào trong hồ dung dịch, dùng điện để cho kim loại khác bám lên nhôm, đổi màu bề mặt nhôm (phương pháp này rẻ, nhưng dễ bị bong tróc, phai màu theo thời gian)

    Điện phân, nhuộm màu nhôm

    Trải qua quá trình điện phân anod, tạo lớp oxit cấu trúc xốp trên bề mặt. Sau đó nhôm được nhúng vào hồ chứa màu, thông qua các tác động nhiệt, màu nhuộm sẽ bám lên thanh nhôm (phương pháp này tạo ra được nhiều màu khác nhau, sặc sỡ, rực rỡ, tuy nhiên chất lượng màu phụ thuộc vào thuốc nhuộm)

    Điện phân, tạo màu nhôm bằng kẽm

    Nhôm trải qua quá trình điện phân anod, tạo lớp oxit cấu trúc xốp trên bề mặt. Sau đó được điện phân tiếp tục với kim loại Kẽm cho ra màu (phương pháp này chỉ cho ra được đến màu xám đậm), không được đa dạng màu sắc như những phương pháp khác.

    Điện phân, tạo màu nhôm bằng Niken (nhôm anod thường)

    Trải qua quá trình điện phân anod, tạo thành lớp oxit cấu trúc xốp trên bề mặt thanh nhôm. Sau đó thanh nhôm được điện phân tiếp tục với kim loại Niken cho ra nhiều màu sắc khác nhau. Phương pháp này cho ra được màu đậm tới màu đen tuyền. Hồ Anod thường đặt nằm để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên màu thanh nhôm ko được đều, không đảm bảo được độ dày lớp kim loại phủ bên ngoài, dẫn đến màu không được bền.

    Điện phân, tạo màu nhôm bằng Niken (nhôm anod Hondalex)

    Quy trình xử lý bề mặt nhôm Hondalex
    Quy trình xử lý bề mặt nhôm Hondalex

    Thanh nhôm thô trải qua quá trình điện phân anod, tạo lớp oxit cấu trúc xốp trên bề mặt. Sau đó được điện phân tiếp tục với kim loại Niken cho ra màu. Phương pháp này cho ra được màu đậm tới màu đen tuyền. Hồ Anod được đặt thẳng đứng, chi phí cao, tuy nhiên sẽ cho ra màu đều, đảm bảo được độ dày của lớp Niken bám lên bề mặt nhôm.

    Ngoài ra nhôm Hondalex còn thêm quy trình phủ bề mặt sau khi điện phân tạo màu Niken đó là ED. Lớp ED là lớp phủ bóng hoặc mờ lên bề mặt nhôm sau khi phủ niken, nhằm bảo vệ bề mặt nhôm tối đa. Điều này làm cho nhôm Hondalex bền màu đến hơn 50 năm (công nghệ này thường được dùng ở Nhật Bản để chống lại muối biển)

    Sự khác biệt giữa anode kẽm và anode niken

    Kẽm(Zn) và Niken(Ni) đều là kim loại thuộc nhóm kim loại trung bình, ít phản ứng với oxi ở điều kiện bình thường. Tuy nhiên Kẽm dễ dàng bị xỉn màu khi bị tác động bởi Co2 bên ngoài môi trường và hình thành một lớp bảo vệ thụ động (Hydrozincite) Zn5(OH)6(CO3)2, điều này làm cho sản phẩm nhôm anod kẽm sẽ dễ bị thay đổi màu trong quá trình sử dụng. Ở cùng điều kiện môi trường bình thường, thì kim loại Niken ổn định trong không khí và trơ với oxi nên không bị thay đổi về tính chất hóa học, nhờ đó thanh nhôm vẫn giữ được màu ban đầu qua quá trình sử dụng.

    Tất cả lớp oxit kim loại đều hủy hoại cấu trúc kim loại (gỉ sét của sắt) trừ oxit nhôm. Chính vì vậy, khi Zn đốt cùng oxi tạo nên lớp oxit, còn Niken muốn tạo ra oxit phải đốt ở nhiệt độ 400 độ C

    Nhôm được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống?

    Vì tính chất vật lý đa dạng mà nhôm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

    Ứng dụng nhôm trong kiến trúc – xây dựng

    Nhôm được ứng dụng trong ngành xây dựng - kiến trúc
    Nhôm được ứng dụng trong ngành xây dựng – kiến trúc

    Nhôm được ứng trong ngành xây dựng với các sản phẩm như cửa đi, cửa sổ, vách ngăn, mặt dựng, lam chắn nắng và nhiều sản phẩm khác, được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau, phù hợp với sự thay đổi của các kiểu thiết kế kiến trúc hiện nay.

    Ứng dụng nhôm trong ngành sản xuất và lắp ráp

    Nhôm được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất các linh kiện máy móc cho các ngành công nghiệp sản xuất ô tô và nhiều ngành nghề khác. Tính bền, nhẹ, dẫn điện tốt và dễ gia công chính là điểm mạnh giúp nhôm đánh bật các loại vật liệu khác như thép, đồng, sắt để trở thành vật liệu được sử dụng rộng rãi ngày nay.

    Ứng dụng nhôm trong công nghiệp 

    Trong các ngành cơ khí, vận chuyển nhôm đóng vai trò là “người kết nối” giữa các bộ phận với nhau, tạo nên sự chắc chắn cho sản phẩm cũng như góp phần vào việc đảm bảo thời gian sử dụng của sản phẩm. Thùng xe tải đến các thiết bị bán dẫn trong khung máy ngành chế tạo đều sử dụng nhôm để dẫn nhiệt, điện thay cho đồng và các kim loại khác vì tính kinh tế, nhẹ và bền hơn.

    Ứng dụng nhôm trong ngành hàng không vũ trụ

    Lớp phủ nhôm cho ngành công nghiệp hàng không
    Lớp phủ nhôm cho ngành công nghiệp hàng không

    Các loại vỏ được làm từ nhôm đôi khi được dùng thay vỏ phủ vàng khi được lắp đặt cho vệ tinh nhân tạo hay khinh khí cầu để tăng nhiệt độ cho chúng. Nhờ vào đặc tính hấp thụ bức xạ điện từ của Mặt trời tốt, mà bức xạ hồng ngoại vào ban đêm thấp nên Nhôm được xem là vật liệu hoàn hảo trong việc bảo vệ hành trình chinh phục vũ trụ của các phi hành gia.

    Các hợp kim nhôm tạo thành một thành phần quan trọng trong các máy bay và tên lửa do tỷ lệ sức bền cao trên cùng khối lượng so với những kim loại khác được sử dụng trước đây

    Ứng dụng nhôm trong y tế và giáo dục

    Tuy ít xuất hiện trong ngành y tế và giáo dục, nhưng nhôm đóng vai trò chủ chốt trong việc cấu thành nên sản phẩm bền bỉ, thân thiện. Khung thiết bị y tế, chân đế cho máy trợ thở, bảng, bàn ghế… là những sản phẩm ứng dụng nhôm để gia công và sản xuất.