Xem thêm

    Hầm biogas HDPE: Những điều có thể bạn chưa biết

    Công nghệ khi sinh học hầm biogas HDPE là loại hình đã được phát triển rất lâu trước đây ở các quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là một số nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới, có nền nhiệt độ phù hợp và diện tích đất phù rộng rãi, phù hợp.

    Xây dựng hầm khí sinh học màng chống thấm HDPE cho hầm biogas mang đến khá nhiều lợi ích cho người chăn nuôi. Từ việc tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, việc bảo hành, bảo dưỡng dễ dàng, tiết kiệm thời gian lắp đặt và chi phí để vận hành…

    Hầm biogas HDPE: Những điều có thể bạn chưa biết
    Hầm biogas HDPE: Những điều có thể bạn chưa biết

    Một số kiểu hầm biogas HDPE được ứng dụng phổ biến có thể kể đến như: Hầm phủ bạt HDPE có lắp đặt bộ phận khuấy trộn, gia nhiệt và hầm phủ bạt HDPE che phủ đơn giản, không có bộ phận khuấy trộn, gia nhiệt.

    Ưu, nhược điểm khi xây dựng hầm biogas HDPE

    Hầm biogas HDPE thường được sử dụng phổ biến ở nước ta là loại hầm biogas đơn giản. Những tấm bạt nhựa HDPE được dùng để che kín mặt hầm, đảm bảo môi trường để phân hủy chất thải và chứa khí biogas được sinh ra.

    Tùy thuộc vào diện tích hầm biogas xây dựng mà người chăn nuôi có thể lựa chọn các loại bạt phủ HDPE có độ dày phù hợp nhất để che phủ hầm biogas.

    Xây dựng hầm biogas phủ bạt HDPE
    Xây dựng hầm biogas phủ bạt HDPE

    Bạt nhựa HDPE là loại bạt có khả năng chống lại các loại tia bức xạ, tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời. Có độ bền cao, chống nứt tốt, có thể chịu được nhiệt độ, hóa chất, ít xảy ra tình trạng bị thủng khi sử dụng và vô cùng thuận lợi cho quá trình lên men, tạo khí. Những điều này tạo nên sự tin tưởng của người dùng dành cho sản phẩm và ngày càng được sử dựng phổ biến, rộng rãi hơn.

    Khi xây dựng hầm biogas phủ bạt nhựa hdpe, chi phí đầu tư xây dựng hầm phải bỏ ra tương đối thấp so với các hình thức xây dựng hầm biogas bằng gạch cát truyền. Với hầm biogas HDPE, người chăn nuôi có thể thiết kế linh hoạt diện tích hồ phù hợp với quy mô chăn nuôi. Quá trình thi công nhanh chóng, vận hành đơn giản và thời gian sử dụng cao.

    Hầm biogas phủ bạt HDPE
    Hầm biogas phủ bạt HDPE

    Tuy vậy, hình thức xây dựng, lắp đặt hầm biogas HDPE vẫn tồn tại một số những nhược điểm như: Chiếm diện tích mặt bằng xây dựng, bạt chống thấm HDPE có thẻ bị rách khi va chạm với các vật sắc nhọn, cây cối đổ và khi gặp lửa.

    Đồng thời, các trang trại nghĩ cấu tạo đơn giản nên không cần tính toán, thiết kế. Vì vậy nếu không được thiết kế phù hợp với các điều kiện của trang trại, khả năng sinh khí của hầm biogas HDPE sẽ thấp hơn so với các loại hầm biogas khác.

    Những thành phần quan trọng của hầm biogas HDPE

    Hầm biogas HDPE có khá nhiều các bộ phận với các chức năng khác nhau kết hợp lại để phân hủy chất thải, nước thải, tạo ra khí biogas.

    Một số thành phần chính trong hệ thống hầm biogas HDPE có thể kể đến như:

    • Bể tiếp nhận chất thải và điều hòa lưu lượng nạp vào
    • Tấm phủ mặt Hầm biogas bằng nhựa HDPE
    • Bể lắng ( sau hồ biogas )
    • Hệ thống ống dẫn chất thải từ chuồng trại ra
    • Hệ thống ống dẫn nước thải nối giữa các bể biogas
    • Hệ thống hố gas ( hố nạp, hố trộn, hố thu bùn, hố hồi lưu… )
    • Song chắn rác
    Những thành phần quan trọng của hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE
    Những thành phần quan trọng của hầm biogas phủ bạt nhựa HDPE

    Tất cả các thành phần được kể trên kết hợp lại với nhau tạo nên một hệ thống hầm biogas của màng chống thấm HDPE xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả. Hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cho các trang trại, hộ gia đình khi chăn nuôi.