Máy trợ thở là thiết bị y tế, được sử dụng trao đổi oxy trong phổi được diễn ra bình thường đối với những người có vấn đề về phổi, bằng cách tạo ra dòng khí có áp lực vừa đủ, đưa thể tích khí vào phổi của bệnh nhân thông qua ống dẫn khí.
Gia công chân máy trợ thở
Đầu tiên cắt thanh nhôm theo kích thước thiết kế để làm chân trụ cho máy thở. Với sự trợ giúp của máy cắt nên mỗi thanh nhôm sẽ có kích thước đồng đều nhau.
Tiếp theo sẽ là kiểm tra độ đàn hồi, biến dạng, độ rộng của thanh nhôm, nếu có bất kỳ sai sót nào, chân máy trợ thở bằng nhôm sẽ bị loại bỏ ngay khâu này để đảm bảo chất lượng khi sử dụng
Khoan lỗ như khoan mồi, taro lỗ vít là bước kế tiếp để việc lắp ráp chân máy vào máy trợ thở không còn quá khó khăn.
Vệ sinh, làm sạch bazớ nhôm là khâu quan trọng để đảm bảo tính thẩm mỹ cho chân máy trợ thở.
Xử lý bề mặt để tẩy dầu, những vệt dơ còn bám lại trên bề mặt của chân máy. Tiếp theo đó là nhúng Crom tạo độ bám dính cho thanh nhôm khi phun sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện được sử dụng với hệ thống xử lý bề mặt nhôm tự động trước khi gia nhiệt được sử dụng độc quyền tại nhà máy Loval.
Phun sơn dưới lục hút tĩnh điện. Lúc này, hạt sơn mang điện tích dương và thanh nhôm mang điện tích âm. Dưới tác động của lực tĩnh điện, hạt sơn bám lên trên bề mặt của thanh nhôm, tạo nên sự chắc chắn. Quá trình phun sơn này được thực hiện trong buồng phun. Sau đó, được sấy ở nhiệt độ khoảng 85 đến 200 độ C, làm nóng chảy hạt sơn, bám đều lên bề mặt thanh nhôm.
Cuối cùng là kiểm tra chất lượng bề mặt, đóng gói, xuất hàng.